Tổng hợp lịch toàn quốc, lịch các sự kiện lớn

Lễ hội chợ Viềng, Nam Định năm 2025

Ngày sự kiện: Từ ngày 04/02/2025 đến 05/02/2025
Số ngày nghỉ : Không

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội chợ Viềng, Nam Định 2025

Lễ hội chợ Viềng được coi là là phiên chợ “mua may, bán rủi” đầu xuân mới, chỉ họp một phiên duy nhất trong năm vào đêm mùng 7 và rạng sáng ngày mùng 8 tháng Giêng.

Thời gian diễn ra lễ hội chợ viềng 2025: Lễ hội chợ Viềng diễn ra vào đêm ngày 4 và rạng sáng ngày 5 tháng 2 năm 2025

Địa điểm: Chợ Viềng được tổ chức tại hai địa điểm chính

  • Chợ Viềng ở Phủ Dầy, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Phủ, đây là chợ viềng chính của Nam Định.

  • Chợ Viềng ở gần chùa Bi, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Chùa (hay Viềng Tỉnh)

Ngoài ra, lễ hội Chợ Viềng cũng được tổ chức ở một số địa phương khác trong tỉnh, tuy nhiên không nổi tiếng bằng hai địa điểm trên. 

Ý nghĩa và lịch sử của lễ hội chợ Viềng Nam Định

Lễ hội chợ Viềng  mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia mỗi dịp đầu xuân năm mới.

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của chợ Viềng. Dân gian kể lại rằng chữ 'Viềng” trong tên chợ mang ý nghĩa là 'về”, 'vầy”, 'sum vầy'. Đồng thời, từ chữ này còn tượng trưng cho sự hội tụ và niềm vui của nhân dân từ khắp nơi. 

Chợ Viềng được họp để tưởng nhớ quân Tây Sơn sau khi đánh tan quân Thanh ở Thăng Long, trên đường trở về đã nghỉ lại ở đó. Chợ Viềng họp mỗi năm 1 phiên ở đúng những địa điểm, vào đúng ngày giờ quân Tây Sơn đến nghỉ lại. Đi Chợ Viềng, người ta chỉ mua bán duy nhất một thứ hàng là đồ sắt. Người bán không nói thách. Người mua không mặc cả.

Cũng có giả thiết rằng nguồn gốc của chợ Viềng gắn với với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh,  Phật giáo và đạo Mẫu.

Dù nguồn gốc như nào thì lễ hội Chợ Viềng mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là phiên chợ "mua may, bán rủi" để năm mới đầy ắp bình an và may mắn. Thế nên, dù là kẻ mua người bán đều không đặt nặng vấn đề lời lãi. Người bán chẳng nói thách cao, người mua cũng không mặc cả nhiều để tránh xui xẻo hay làm mất đi tính tâm linh của phiên chợ.

Những hoạt động đặc sắc của lễ hội chợ Viềng, Nam Định

Chỉ họp một phiên duy nhất trong năm, chợ Viềng đón khách thập phương tới du xuân, mua sắm nông cụ, cây giống để xuống đồng hay cây cảnh, đồ cổ về để trưng trong nhà. Ngoài ra, phiên chợ đặc biệt này còn bày bán hàng trăm ngàn mặt hàng từ đồ đồng, đồ đá, đồ sứ, đồ gỗ, đồ cổ thật và đồ giả cổ… đủ chủng loại, chất lượng và giá thành phong phú.

Chợ Viềng Chùa không chỉ là địa điểm độc đáo với các hoạt động mua bán, mà còn nổi bật với ẩm thực đặc sắc mang ý nghĩa 'ăn lấy may'. Các món ăn truyền thống như thịt bò thui và phở bò gia truyền đặc biệt thu hút du khách bởi hương vị ngon độc đáo. 

Ngoài hoạt động mua bán, chợ Viềng còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa truyền thống như hát chèo, hát chầu văn, múa rối cạn và các trò chơi dân gian, tạo nên không khí lễ hội đặc sắc, thu hút đông đảo du khách thập phương.

Kinh nghiệm tham gia Lễ hội chợ Viềng, Nam Định

Để có trải nghiệm trọn vẹn và suôn sẻ khi tham gia, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

Cách di chuyển

Lễ hội chợ Viềng diễn ra tại hai địa điểm chính ở tỉnh Nam Định:

  • Chợ Viềng Vụ Bản: Gần Phủ Dầy, cách TP Nam Định khoảng 15km.
  • Chợ Viềng Nam Trực: Gần chùa Đại Bi, cách TP Nam Định khoảng 10km.

Chợ Viềng cách Hà Nội khoảng 90km, bạn có thể di chuyển theo các cách sau

  • Xe khách: Từ bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình có xe về Nam Định.
  • Xe máy, ô tô cá nhân: Theo cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, rẽ về Nam Định.
  • Tàu hỏa: Ga Nam Định cách chợ khoảng 10km, có thể bắt xe ôm/taxi đến nơi.

Nên mua gì ở chợ Viềng?

Chợ Viềng nổi tiếng với câu nói “mua may, bán rủi”, nên mọi người thường mua:

  • Cây cảnh: Như cây lộc vừng, quất, bonsai… để cầu may.
  • Dụng cụ nông nghiệp: Liềm, cuốc, dao… mang ý nghĩa lao động chăm chỉ, no ấm.
  • Đồ thờ cúng: Tượng Phật, bát hương, hoành phi câu đối…
  • Thịt bò thui: Món đặc sản mang ý nghĩa "lấy lộc", thường được mua về cúng tổ tiên.

Lưu ý: Hạn chế mặc cả quá mức, vì theo quan niệm, phiên chợ đầu năm nên mua bán vui vẻ, không đôi co.

Những điều cần lưu ý

  • Chợ họp chủ yếu vào ban đêm, đông nhất từ 22h - 3h sáng bạn nên đi sớm để tránh đông đúc
  • Do lượng người rất đông, bạn nên giữ đồ cá nhân cẩn thận, tránh bị kẻ gian lợi dụng.
  • Nên đi giày thể thao, mặc ấm, thoải mái vận động di chuyển.
  • Không mua đồ phong thủy không rõ nguồn gốc.
  • Chuẩn bị tiền lẻ dễ dàng mua sắm và không cần thối lại.


Các sự kiện khác