Tổng hợp lịch toàn quốc, lịch các sự kiện lớn

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng 2024

Ngày sự kiện: Thứ 4, 11/9/2024
Số ngày nghỉ : Không

Giới thiệu về lễ hội chọi trâu Đồ sơn

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được duy trì, tồn tại song song cùng đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng ven biển Hải Phòng từ nhiều năm nay. 

Lễ hội được tổ chức ban đầu với ý nghĩa tưởng nhớ công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đồng thời, lễ hội này còn thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng làng xã cao. 

Theo quan niệm của người xưa, làng nào có con trâu thắng chung cuộc sẽ được bình an suốt năm tiếp theo, ngư dân đi biển may mắn không gặp phải thời tiết xấu. Dù thắng hay thua thì sau khi kết thúc lễ hội chọi trâu, các con trâu tham dự giải đấu đều được mổ lấy thịt làm lễ tế trời đất, cùng cầu mong mùa màng bội thu. Người dân Đồ Sơn tin rằng nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội sẽ gặp nhiều điều may mắn và tốt lành. 

Năm 2012  lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27.12.2012.

Nguồn gốc của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Nguồn gốc của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được dân gian truyền tai nhau với nhiều truyền thuyết và sự tích về lễ hội. Có khá nhiều dị bản, mỗi câu chuyện lại có những điểm thú vị riêng.

Câu chuyện đầu tiên liên quan đến thần tích Tước Điểm Đại Vương. Theo như nguồn tài liệu trong cuốn sách Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược được biên soạn vào cuối thế kỷ 19, vị thần Tước Điểm Đại Vương là vị thần mà người dân làng vạn chài tôn thờ. Trong sách có ghi, khi đi qua ngôi đền, người dân nhìn thấy hai con trâu húc nhau. Khi chúng phát hiện có tiếng động đậy do có người đi ngang qua, chúng liền bỏ chạy xuống biển và biến mất. Kể từ đó, người dân Đồ Sơn địa phương mới mở ra lễ hội chọi trâu vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Đặc biệt, cứ hễ đến ngày diễn ra lễ hội, trời đổ mưa như nước trút, mưa to gió lớn ầm ầm. Vì lý do đó, người dân càng thêm có niềm tin và quan niệm rằng ngày này chính là thời điểm thủy thần Đồ Sơn hiển linh.

Cũng có sự tích cho răng Lễ chọi trâu Đồ Sơn còn gắn với sự tích Huyền tích Bà Đế. Cái tên này được xem là huyền thoại khi kể về một cô thôn nữ xinh đẹp, yêu kiều có tên là Đế. Bà sau này được gả cho vua Thủy Tề. Bãi biển nơi mà ngày xưa vua Thủy Tề đón bà Đế về thủy cung vốn có rất nhiều loại tôm, cá sinh sống phong phú. Người dân địa phương tổ chức lễ hội chọi trâu nhằm mục đích độc chiếm bãi biển có nhiều cá này. Họ sẽ dùng con trâu thắng chung cuộc hiến tế cho thủy thần, xem như món vật đổi lấy bãi biển và đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, biển được mùa tôm cá.

Dân gian còn truyền tai nhau sự tích về thần tích cá Kình có liên quan đến lễ hội chọi trâu diễn ra ở mảnh đất Đồ Sơn. Để ngư dân Đồ Sơn không bị cá kình ăn thịt, họ tổ chức lễ hội chọi trâu và mổ thịt để cúng tế. Bởi lẽ ngày xưa, người dân làng chài thường nhiều lần bị cá kình ăn thịt. Vì lo sợ, họ lập đàn thần linh cầu bình an và được phù hộ. Vào thượng tuần tháng 6, dân làng hứa rằng sẽ mổ trâu làm lễ tạ nếu không còn bị cá kình ăn thịt nữa. Hai tháng sau, vào một đêm mưa bão ầm ầm, toàn bộ số cá kình đều chết và trôi dạt vào bờ. Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy và tính cảnh tượng trên xác mỗi con cá đều có vết chim cắn, người dân dù hoang mang nhưng cũng vui mừng vì từ đây tính mạng đã được bảo vệ. Đứng như lời hứa, hàng năm, ngư dân đều mang trâu đến lễ thần ở đền Nghè. Vì quan niệm thần linh thích xem chọi trâu nên tổ chức lễ chọi trâu.

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội chọi trâu

  • Địa điểm: Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn,Thành phố Hải Phòng
  • Thời gian: Mùng 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Năm 2024  lễ hội chọi trâu diễn ra vào ngày 11/9/2024 dương lịch.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được diễn ra như thế nào?

Phần lễ:

Ngày 1/8 âm lịch  là lễ dâng hương tại đền Nghè ở phường Vạn Hương, đền thờ Nam Hải Đại Thần Vương ở đảo Dấu để xin phép mở lễ hội Chọi Trâu và cầu mong thời tiết thuận lợi, các trận đấu diễn ra suôn sẻ, an toàn.

Ngày 7/8 âm lịch tại đền Nghè sẽ diễn ra lễ rước nước bởi đây là đền thờ vị thủy thần cũng là Thành hoàng làng của vùng đất Đồ Sơn. Trọng tâm của lễ rước nước là phong tục 16 chủ trâu chiến thắng trong vòng loại của 7 phường sẽ tiến hành rước kiệu, làm lễ xin nước từ nguồn nước ở Suối Rồng về đình làng của mỗi phường. Từ đó, trâu chọi sẽ chính thức được tôn gọi là “Ông Trâu”. Lễ rước nước là nghi lễ tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với vị thủy thần hộ mệnh Hùng Trấn điểm tước cùng các bậc tổ tiên đã có công khai hoang bờ cõi.

9/8 âm lịch sau màn dâng hương là lễ rước các “Ông Trâu” đi trình Thành hoàng làng và ra sới với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn ràng trong tiếng nhạc bát âm.

Phân hội:

Điệu múa khai hội sẽ được 24 tráng niên trong những âm thanh sôi động của tiếng trống, thanh la. Tiếp đó là phần hội chính từ hai phía của sới chọi. Những Ông trâu sẽ có người che lọng và múa cờ hai bên. Hai Ông trâu sẽ lao vào nhau tranh tài nẩy lửa. Cứ như thế, Lễ hội chọi trâu sẽ được diễn ra quyết liệt giữa tiếng hò reo của hàng ngàn khán giả.  Trâu chọi thi đấu theo từng cặp nên để thắng cuộc trong lễ hội chọi trâu, các Ông Trâu sẽ phải trải qua 15 kháp chọi với các miếng đánh độc và hiểm để nhanh chóng hạ gục đối phương. 

Dù trâu thắng hay thua, kết thúc lễ hội đều phải được hóa sinh để tế lễ đất trời và cầu cho mùa màng thuận hòa. Nhiều người tin rằng được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội sẽ gặp nhiều may mắn.



Các sự kiện khác