Giới thiệu về Chùa Thầy
Chùa Thầy là nơi thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông. Ông là Tăng, là Phật, là Vua và được nhân dân coi là ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, được xây dựng từ thời Đinh, là di sản văn hóa quý của đất nước. Chùa Thầy còn có tên gọi khác là chùa Thiên Phúc Tự, chùa được xây dựng thời nhà Lý, triều đại mà Phật giáo được coi trọng.. Nơi đây không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014.
Chùa Thầy thật xứng tầm di tích quốc gia đặc biệt bởi lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo với nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Quần thể kiến trúc chùa Thầy gồm: Chùa Hạ, Chùa Trung, chùa Thượng, gác Chuông, gác Trống, chùa Cao, chùa Một Mái, chùa Long Đẩu, đền Thượng, đền Quán Thánh, đền Văn Xương...
Bên cạnh những giá trị về kiến trúc tiêu biểu, chùa Thầy hiện đang là nơi lưu giữ rất nhiều bảo vật quốc gia có giá trị cả về nghệ thuật tạo hình, lẫn giá trị trừu tượng Phật giáo.
Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội chùa Thầy
Thời gian: Lễ hội chùa Thầy sẽ diễn ra từ ngày mùng 5/3 đến ngày mùng 7/3 âm lịch hằng năm. Năm 2025 lễ hội sẽ rơi vào ngày 02-04/04/2025 dương lịch.
Địa điểm: Khu di tích chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Nghi lễ truyền thống lễ hội chùa Thầy
Phần lễ:
- Lễ Mộc dục: Lễ Mộc dục diễn ra vào sáng mùng 5. Lễ Mộc dục hay còn được gọi là lễ tắm tượng, lúc này khám thờ Đức Thánh Tổ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh mới được mở ra để các cụ cao niên trong làng bao sái, vệ sinh và thay áo cho ngài.
- Lễ phụng nghênh bài vị và cúng An vị: Lễ rước bài vị Đức Thánh Từ Đạo từ tọa điện Thánh xuống tòa chùa Trung để tế đức Thánh. Nghi lễ bắt đầu bằng bài đọc kinh trong làn hương khói nghi ngút.. Bài vị của thánh sẽ được khiên cẩn thận, dọc lối đi xuống là hàng bô lão đeo tràng hạt, cầm phướn, bài vị được rước yên vị ở tòa chùa Trung. Lễ cúng Phật được dâng và khách thập phương có thể dâng lên các ban thờ gồm hoa, quả, oản, xôi, chuối, bánh trái...
- Lễ tế và lễ rước: Vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, các thôn trong làng sẽ yết kiến chùa Thầy, đi đầu đám rước là các vải cầm phướn, cụ công đi hộ lệ và sau cùng là cờ ngũ phương, chấp kích, chiêng, trống. Buổi lễ rước kiệu của các thôn thuộc xã Sài Sơn, đây là phần lễ được người dân coi là quan trọng và cốt yếu nhất.
Phần hội:
- Hội múa rối là phần hội không thể thiếu và được mong chờ nhất trong lễ hội chùa Thầy.
- Lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động như trò bịt mắt đập niêu, kéo co, các làn điệu dân ca chèo cổ cũng được biểu diễn trong không khí tưng bừng của ngày hội.
- Ngoài ra du khách có thể tham quan, thưởng thức cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, tìm hiểu lịch sử của chùa Thầy.
Cách di chuyển đến Chùa Thầy
Chùa Thầy nằm ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, thời gian di chuyển khoảng 40-60 phút. Dưới đây là một số cách di chuyển đến chùa Thầy:
Di chuyển bằng ô tô/xe máy
-
Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo QL32 (đường Hồ Chí Minh) hoặc Đại lộ Thăng Long.
Đi theo hướng về Quốc Oai và tìm biển chỉ dẫn vào chùa Thầy.
Di chuyển bằng xe buýt
Bạn có thể sử dụng xe buýt từ trung tâm Hà Nội với tuyến sau:
-
Tuyến 57 (Mỹ Đình - Sài Sơn)
- Xuất phát tại Bến xe Mỹ Đình.
- Xuống tại Sài Sơn, sau đó đi bộ hoặc bắt taxi khoảng 1km để đến chùa.
-
Tuyến 29 (Yên Nghĩa - Sài Sơn)
- Xuất phát tại Bến xe Yên Nghĩa.
- Xuống tại Sài Sơn và đi bộ hoặc xe ôm đến chùa Thầy.
Thời gian di chuyển bằng xe buýt có thể mất khoảng 1 - 1,5 tiếng vì dừng ở nhiều điểm.
Lưu ý khi tham gia lễ hội chùa Thầy
Để chuyến đi lễ hội Chùa Thầy trọn vẹn và ý nghĩa nhất bạn nên lưu ý những điều sau:
- Trang phục: Kín đáo, lịch sự, đi giầy dép thoải mái dễ di chuyển
- Giữ trật tự: Không ồn ào, xô đẩy.
- Bảo quản đồ cá nhân: Cẩn thận tránh mất mát.
- Giữ vệ sinh: Không xả rác, bảo vệ môi trường.
- Tham gia lễ hội: Tôn trọng nghi thức và truyền thống.