Nguồn gốc của lễ hội chùa Hương
Theo truyền thuyết kể lại, nguồn gốc của lễ hội chùa Hương xuất phát từ những năm 1770. Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã có chuyến tuần du cùng quân dưới trướng đến Trấn Sơn Nam. Chúa đã vào động Hương Tích để thắp hương, vãn cảnh. Đây là nơi linh địa, lại được Chúa ca ngợi nên trở thành đắc địa hơn, trở thành chỗ dựa tinh thần của nhiều người dân để mong cầu an bình và mọi điều được suôn sẻ, tốt lành.
Chúa Trịnh Sâm cũng là một trong những người góp phần đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương về sau. Từ đó hàng năm du khách đến tham quan lễ hội ngày một đông hơn.
Nhưng cho đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức mở hội lớn sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ (mùng 6 tháng Giêng).
Cho đến hiện nay Lễ hội chùa Hương Hà Nội không chỉ là một lễ hội du xuân thường niên mà còn mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng của người dân Bắc Bộ. Đến với lễ hội chùa Hương bạn không không đơn giản là hành hương, dâng lễ hướng đến những bậc siêu nhiên, thần thánh mà còn là để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người, gia tăng đoàn kết dân tộc.
Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội chùa Hương
Thời gian: từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch. Thời gian khai hội là vào mùng 5 tháng Giêng, kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội). Năm 2025 diễn ra từ ngày 03/02 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết mùng 4 tháng Tư năm Ất Tỵ).
Địa điểm: Khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Nghi thức và hoạt động trong lễ hội chùa Hương
Phần lễ:
Nghi thức khai sơ (lễ mở cửa rừng) sẽ được bắt đầu vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Nghi thức này sẽ dâng lên các sinh vật bao gồm: đèn, hoa, nến, hương, đồ chay, hoa quả… Hai tăng ni sẽ được cử mặc áo cà sa, mang đồ lễ chạy đàn đến cung, sau đó thực hiện những động tác độc đáo theo truyền thống. Phía bên ngoài sảnh còn thờ các vị thần với nhiều nghi thức mang đậm tín ngưỡng Đạo giáo.
Người dân sẽ tiến hành dâng hương với những lễ vật do chính mình chuẩn bị để cầu nguyện về những điều tốt lành cho năm mới, cầu sức khỏe, bình an đến cho mọi nhà.
Phần hội:
Tại lễ hội chùa Hương, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân tộc đặc sắc như chèo thuyền, leo núi và hát chèo, hát chầu văn…Nét độc đáo của hội chùa Hương bạn không nên bỏ lỡ khi đến với lễ hội này đó chính là ngồi thuyền thưởng ngoạn cảnh sông nước hữu tình tại danh thắng chùa Hương.
Các tuyến tham quan trong lễ hội chùa Hương
Khu danh thắng chùa Hương có rất nhiều di tích thắng cảnh, ăn cứ theo sự phân bố các điểm hình thành nên 3 tuyến tham quan như sau:
- Tuyến hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan - Đền Cửa Võng -Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh
- Tuyến Thanh Sơn Hương Đài: Hang Sơn Thủy Hữu Tình - Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài - Chùa Long Vân, Động Long Vân – Chùa Cây Khế
- Tuyến Tuyết Sơn: Đền Trình Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài - Động Ngọc Long – Chùa Cá
Giá vé tham quan chùa Hương
- Giá vé tham quan: 80.000 VNĐ/người
- Giá vé đi đò chùa Hương: 50.000 VNĐ/người/tuyến Hương Tích, 35.000 VNĐ/người/tuyến Tuyết Sơn, Long Vân
- Giá vé cáp treo khứ hồi: 220.000 VNĐ/người lớn, 150.000 VNĐ/trẻ em
- Giá cáp treo 1 chiều: 150.000 VNĐ/người lớn, 100.000 VNĐ/trẻ em
- Giá vé có thể thay đổi theo thời gian
Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương
Để chuyến đi được trọn vẹn nhất, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Ăn mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, đi giầy dép thoải mái vì bạn sẽ phải đi bộ, leo bậc hoặc ngồi thuyền khá nhiều.
- Tham khảo trước các loại giá vé cho các hoạt như tham quan, vé đò… tránh bị chặt chém
- Chú ý bảo quản và giữ gìn hành trang cá nhân để tránh kẻ xấu lợi dụng.
- Mùng 5 đến mùng 8 Âm lịch là thời điểm rất đông du khách tham gia lễ hội, bạn nên tránh đi vào thời điểm này để tránh tình trạng quá tải, đông đúc quá mức
- Khi mua bán tại lễ hội bạn nên cân nhắc kỹ chất lượng, trả giá để tránh chặt chém.
Di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến Chùa Hương
Nếu bạn đang muốn làm một chuyến du xuân về miền đất Phật, tận hưởng không khí trong lành, cảnh sắc hữu tình thì Chùa Hương chắc chắn là một điểm đến lý tưởng! Dưới đây là lịch trình chi tiết từ Hà Nội, giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn và thuận lợi nhất.
Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 55km, bạn có thể chọn:
- Xe máy: Đi theo hướng Hà Đông – Ba La – Vân Đình – Hương Sơn. Mất tầm 1,5 - 2 tiếng. Đường khá đẹp, phù hợp với team mê xê dịch.
- Ô tô cá nhân: Chạy theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ rồi rẽ vào Quốc lộ 21B. Đi tầm 1 tiếng là tới nơi.
- Xe bus:
- Tuyến 211 (Mỹ Đình – Tế Tiêu), xuống bến Tế Tiêu rồi bắt xe ôm/taxi vào Bến Đục.
- Tuyến 75 (Bến xe Yên Nghĩa – Chùa Hương) đi thẳng một mạch luôn, cực tiện.
- Tour trọn gói: Nếu muốn nhàn hạ, bạn có thể đặt tour (~500k – 800k/người), có xe đưa đón tận nơi.
Gợi ý lịch trình tham quan Chùa Hương chi tiết
05:30 - 06:00: Xuất phát từ Hà Nội. Đi sớm cho mát mẻ, đường cũng vắng hơn.
07:30 - 08:00: Tới Bến Đục, mua vé tham quan, vé thuyền.
08:00 - 09:00: Lên thuyền xuôi theo suối Yến, cảnh đẹp mê ly, nước trong vắt, hai bên là núi non xanh mướt.
09:00 - 10:00: Lên bến, chọn đi bộ hoặc cáp treo lên động Hương Tích.
10:00 - 11:30: Tham quan động Hương Tích – nơi được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, có nhũ đá kỳ ảo và nhiều câu chuyện thú vị.
11:30 - 12:30: Xuống núi, tìm quán ăn trưa, thưởng thức đặc sản như dê núi, gà đồi, rau sắng xào…
12:30 - 13:30: Dạo một vòng quanh chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù – nơi linh thiêng, không gian thanh tịnh.
14:00 - 15:00: Quay lại Bến Đục bằng thuyền, ghé mua ít đặc sản như mơ Hương Tích, chè củ mài, rau sắng…
16:00 - 18:00: Lên xe về lại Hà Nội, kết thúc chuyến đi ý nghĩa.