Tổng hợp lịch toàn quốc, lịch các sự kiện lớn

Tết Nguyên Đán 2024 vào ngày nào? Tết Nguyên Đán 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày?

Ngày sự kiện: Từ ngày 29/01/2025 đến 02/02/2025
Số ngày nghỉ : 5 ngày

Tết Nguyên Đán là gì? 

Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch. Tết là do đọc chệch từ chữ “tiết”, Nguyên là đầu tiên, còn Đán là buổi sáng sớm. Do đó, Tết Nguyên Đán được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới, dần dần được gọi vắn tắt là tết.

Vì âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên theo quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21.1 dương lịch và sau ngày 19.2 dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2.  Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Nguồn gốc Tết Nguyên đán vẫn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau. Hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế. 

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Với người Việt, Tết Nguyên Đán là tết lớn nhất trong năm. Đây cũng là dịp người lao động, học sinh được nghỉ dài nhất trong năm, ai cũng mong được trở về sum họp bên gia đình, cùng đi chúc tết họ hàng, làng xóm. 

Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,... Tết là dịp để củng cố thêm mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, làng xóm, đây cũng là dịp để đoàn tụ, thể hiện lòng hiếu kính với người đã mất.

Tết đến tượng trưng cho việc mọi người sẽ thêm tuổi mới, thêm những khởi đầu mới do đó mọi người sẽ thường dành những lời chúc tốt đẹp cho nhau để mong có nhiều thành công hơn trong năm mới. 

Phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán

  •  Đưa Ông Táo về trời: Trước khi đón Tết Nguyên đán, mọi nhà sẽ thực hiện lễ cúng đưa Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp với ý nghĩa tiễn ông về trời, báo cáo những việc đã xảy ra trong năm vừa qua. Căn bếp được dọn dẹp sạch sẽ và gia chủ sẽ bày mâm cỗ gồm nhang đèn, hoa tươi, trái cây, đồ mặn,… 
  • Dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón Tết: Việc lau dọn nhà vào dịp cuối năm, mang ý nghĩa là loại bỏ đi những điều chưa tốt của năm cũ. Chuẩn bị những điều mới mẻ, sạch sẽ để đón chào năm mới may mắn, tài lộc hơn. Sau khi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, các thành viên trong gia đình cùng nhau trang trí thêm những màu sắc đỏ tượng trưng cho Tết, chưng các loại hoa đặc trưng ngày Tết như hoa đào, hoa mai, hoa cúc, cây Quất và các loài hoa rực rỡ sắc màu.
  • Thăm mộ tổ tiên: Phong tục thăm mộ diễn ra vào những ngày cuối năm với ý nghĩa mời các gia tiền về ăn tết, quây quần sum vầy cùng con cháu. Con cháu sẽ tụ họp cùng nhau lau dọn, trang hoàng khu mộ của ông bà, tổ tiên.
  • Gói bánh chưng, bánh tét: Đây là 2 loại bánh truyền thống ngày Tết của miền Bắc và miền Nam. Vào dịp Tết mỗi nhà đều rôm rả quây quần gói bánh chưng, bánh tét để cúng ông bà, tổ tiên và ăn trong mấy ngày Tết. 
  • Bày mâm ngũ quả: Mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, mỗi miền khác nhau thì trưng mâm ngũ quả với những loại quả khác nhau với nghĩa chung là thể hiện lòng thành kính đối với trời đất, đối với ông bà tổ tiên đồng thời cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, sung túc, tài lộc.. 
  • Cúng giao thừa: Vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, các gia đình bày biện mâm cỗ tươm tất, làm lễ cúng và đọc văn khấn giao thừa, bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.
  • Xông đất: Người xưa quan niệm, người bước vào nhà đầu tiên sau thời khắc giao thừa là người xông đất. Người xông đất hợp mệnh gia chủ, tốt số sẽ giúp gia đình gặp được nhiều thuận lợi, sức khỏe, tài lộc trong năm mới 
  • Hái lộc: Nét phong tục đẹp của người Việt trong dịp Tết đó chính là hái lộc, hái lộc được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết mục đích là cầu may mắn, rước lộc vào nhà nhân dịp năm mới.
  • Chúc Tết và mừng tuổi: Những ngày đầu năm mới, người Việt sẽ đi thăm nhà người thân, họ hàng, bạn bè, hàng xóm... dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.  Bên cạnh những lời chúc, người lớn sẽ mừng tuổi ông bà, cha mẹ mong các cụ khỏe mạnh, sống lâu. Trẻ nhỏ sẽ được lì xì Tết như lời chúc các cháu có thêm tuổi mới, lớn nhanh, ngoan ngoãn. 
  • Đi lễ chùa đầu năm: Đây là nét đẹp tâm linh của người Việt. Mọi người đi lễ chùa vừa là để thể hiện lòng kính đối với đức Phật, tổ tiên vừa là để cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, tài lộc, bình an cho cả nhà.​

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 5 ngày.

Tết Nguyên Đán 2025 công chức, người lao động được nghỉ tổng cộng 9 ngày (gồm 5 ngày nghỉ Tết chính thức và 4 ngày nghỉ hằng tuần), từ thứ bảy, ngày 25/1/2025 đến hết chủ nhật ngày 2/2/2025 (tức hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nguồn ảnh: Laodong.vn



Các sự kiện khác